Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Sửa đổi Luật Quản lý thuế

Sửa đổi nhiều nội dung trong Luật Quản lý thuế


Tại hội nghị đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp với Bộ Tài chính về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan được tổ chức ngày mai (20/9) tại Hà Nội, dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi với khá nhiều điểm mới sẽ được công bố để lấy ý kiến doanh nghiệp.

Dự kiến sẽ  có 24 nội dung liên quan đến ba nhóm vấn đề được sửa đổi, bổ sung, như đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế; các nội dung phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế và để phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

Sửa để theo kịp ... Đề án 30

Nghị quyết số 25/NQ-CP, một văn bản ra đời với mục tiêu thúc đẩy thực hiện Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, đã đưa ra những yêu cầu mới nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc kê khai và nộp thuế.

Việc “cập nhật” nghị quyết 25/NQ-CP vào dự thảo Luật Quản lý thuế chính là một trong những nội dung quan trọng của dự thảo này.

Chẳng hạn, nghị quyết yêu cầu cho phép doanh nghiệp được kê khai thuế giá trị gia tăng 3 tháng/lần. Theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành, chỉ quy định kê khai theo tháng, theo năm hoặc theo từng lần phát sinh, chưa có quy định khai theo quý và nội dung này sẽ được sửa đổi.

Tương tự, về thời gian giải quyết thủ tục hoàn thuế, Nghị quyết số 25/NQ-CP yêu cầu rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc; trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày.

Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” cũng dự kiến rút ngắn từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Tuy nhiên, đối với yêu cầu rút ngắn từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau”, nhiều ý kiến cho rằng 6 ngày làm việc là quá ngắn, không đủ để luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận và làm tăng áp lực đáng kể đối với cơ quan thuế. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian hoàn thuế trước kiểm tra sau từ 15 ngày làm việc xuống 10 ngày.

Về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế hiện nay quy định thời hạn nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày 31/3 của năm tiếp theo (90 ngày).

Trên thực tế đặc thù của tập đoàn, tổng công ty do phải tổng hợp dữ liệu từ các công ty con vào báo cáo tài chính hợp nhất, nên thời hạn 90 ngày chưa thật phù hợp, vì vậy có nhiều kiến nghị cho phép được kéo dài thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp lên thành 150 ngày.

Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị cần cân nhắc phù hợp với Luật Kế toán, vì theo Luật Kế toán thời hạn nộp báo cáo tài chính là 90 ngày.

Cân nhắc giữa hai quan điểm nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng không nên khuyến khích việc gia hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để tránh bị chiếm dụng tiền thuế (tránh tình trạng doanh nghiệp khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý thấp hơn so với quyết toán thuế), nhưng cũng cần quy định bổ sung phù hợp với thực tiễn đặc thù của các tập đoàn, tổng công ty, nhất là những doanh nghiệp cần phải có thời gian để kiểm toán.

Vì vậy, sửa đổi nội dung này theo hướng cho phép gia hạn thời gian nộp hồ sơ quyết toán thêm 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, với điều kiện trong khoảng thời gian được gia hạn nộp hồ sơ, nếu có số thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết toán vượt quá 120% so với số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp theo kê khai của 4 quý thì bị xử phạt chậm nộp theo quy định hiện hành đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp vượt quá 120% số thuế phải nộp theo quyết toán thuế (số ngày tính phạt chậm nộp tính từ ngày bắt đầu được gia hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đến ngày nộp thuế).

Sức ép theo kịp thông lệ


Một số nội dung khác trong dự thảo luật cũng được sửa đổi để phục vụ các nội dung phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế, điển hình là việc bổ sung cơ chế quyết định trước về phương pháp xác định giá tính thuế.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay một bộ phận doanh nghiệp nộp thuế không tương xứng với thực tế sản xuất kinh doanh, thậm chí có tình trạng khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp thực hiện chuyển giá giữa công ty ở nước ngoài và công ty tại Việt Nam hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.

Để kiểm soát vấn đề này theo nguyên tắc giá thị trường, tạo điều kiện cho  doanh nghiệp vừa tuân thủ pháp luật tại nước nhận đầu tư và nước xuất khẩu vốn, nhiều nước đã ban hành cơ chế cho phép cơ quan thuế và các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn áp dụng cơ chế quyết định trước về phương pháp xác định giá tính thuế (được gọi là “Advance Pricing Arrangement” - APA).

Tại Việt Nam, hiện nay nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thoả thuận đầu tư vào Việt Nam (như tập đoàn Intel, Samsung, Nokia...) đều có kiến nghị Chính phủ hoặc chính quyền địa phương cam kết về việc áp dụng cơ chế APA đối với các giao dịch trong tập đoàn để xác định việc phân bổ thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.

APA là một dạng văn bản ràng buộc về nghĩa vụ thuế giữa cơ quan thuế (của một hoặc nhiều nước) và người nộp thuế về phương pháp xác định giá tính thuế được thiết lập trước khi diễn ra giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết (thường là giữa công ty con ở Việt Nam và công ty mẹ ở nước ngoài) và thoả thuận này sẽ được áp dụng cho một khoảng thời gian nhất định (3-5 năm).

Tương tự, trong lĩnh vực Hải quan, Công ước Kyoto khuyến nghị cơ quan hải quan phải có cơ chế phán quyết trước về thuế cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được áp dụng cơ chế xác định trước về thủ tục xuất nhập khẩu (bao gồm áp mã phân loại hàng hoá (mã HS), giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá) để đảm bảo sự thống nhất trong thương mại quốc tế.

Trong lĩnh vực hải quan, cơ chế phán quyết trước về thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, là quyền của người nộp thuế, đồng thời là trách nhiệm của cơ quan hải quan.

“Đây là các nội dung phát sinh từ quá trình hội nhập sâu, rộng hơn vào môi trường kinh tế quốc tế, với mục tiêu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đa quốc gia, đồng thời đảm bảo quyền đánh thuế quốc gia. Để chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, nâng cao kỹ năng quản lý trong quá trình cải cách quản lý thuế - hải quan, Bộ Tài chính để nghị bổ sung thẩm quyền cho cơ quan quản lý thuế được áp dụng những cơ chế quyết định trước về thuế nêu trên”, tờ trình của Bộ Tài chính về việc sửa đổi luật này viết.

Xử phạt nghiêm minh hơn
Một nội dung đáng chú ý khác là việc xử lý các vi phạm pháp luật về thuế sẽ được thắt chặt hơn trước.

Chẳng hạn, việc xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, Điều 107 quy định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn bị xử phạt 10% số thuế thiếu. Hành vi khai thiếu đi liền với việc chậm nộp tiền thuế (chiếm dụng tiền thuế), do đó còn bị phạt chậm nộp 0,05%/ngày (theo Điều 106). Thực tế này, dẫn đến hiểu lầm là một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt hai lần (chưa phù hợp với nguyên tắc xử phạt hành chính).

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy một số nước (Úc, Mỹ, Canađa...) áp dụng mức phạt luỹ tiến theo thời gian đối với việc khai sai dẫn đến thiếu thuế hoặc hoàn thuế cao hơn. Trong mức phạt luỹ tiến này bao gồm yếu tố tiền phạt hành chính và tiền lãi chiếm dụng thuế.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Điều 107 theo đó áp dụng các mức phạt luỹ tiến theo thời gian trên cơ sở tương ứng với mức 10% hiện hành cộng với mức phạt nộp chậm 0,05%/ngày.

Cụ thể, người nộp thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt theo tỷ lệ % tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn; thời gian tính phạt từ ngày người nộp thuế vi phạm đến ngày cơ quan quản lý thuế phát hiện, thời gian từ 48 tháng đến 60 tháng sẽ bị phạt tới 100%.
Vneconomy.vn
Sưu tầm Ketoan.org

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp là phạm vi giới hạn chi phí sản xuất xây lắp cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.
Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp trong các doanh nghiệp, trước hết phải căn cứ vào các yếu tố tính chất sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất giản, đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các loại chi phí được tập hợp trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai đoạn công việc. Tuy nhiên trên thực tế các đơn vị xây lắp thường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình.
Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo đúng đối tượng đã được qui định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời.
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Phương pháp  kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí. Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau:
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh liên  quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các khu vực thi công. Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên. Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ các khoản chi phí này một cách chính xác và hợp lý cho từng đối tượng.

Theo Webketoan.vn
Khóa học Kế toán xây dựng tại Kimi Training

Cẩm nang Kế toán Doanh nghiệp

Cẩm nang kế toán được chia thành 2 phần:
Phần I:
Mục 1 Giới thiệu

Mục 2 Nội qui và điều lệ của Công ty

Mục 3 Nguyên lý cơ bản trong kế toán

Mục 4 Nguyên tắc kế toán

Mục 5 Chính sách kế toán

Mục 6 Hệ thống kế toán của Công ty

Mục 7 Cách tổ chức và trách nhiệm của Bộ phận kế toán

Phần II:
Mục 8 Quy trình kế toán

8.1 Bán hàng và Nợ phải thu
8.2 Mua hàng và Nợ phải trả
8.3 Hàng tồn kho
8.4 Tiền
8.5 Tài sản cố định
8.6 Giá thành
8.7 Lương
8.8 Khoá sổ cuối tháng, Tổng hợp và Báo cáo
8.9 Thuế và các khoản phải nộp khác.
8.10 Từ điển thuật ngữ

Các bạn tải TẠI ĐÂY
Nguồn: Webketoan.vn
Đào tạo Kế toán Kimi sưu tầm

Bắt đầu miễn giảm thuế TNCN theo NQ 08 của Quốc Hội


Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, cục thuế địa phương cần thông báo cho các doanh nghiệp, hộ, cá nhân không thực hiện khấu trừ đối với trường hợp chi trả cổ tức kể từ ngày 1/8/2011 (trừ cổ tức do các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng chi trả cho cá nhân). Đồng thời, cũng thời điểm này, các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sàn được áp dụng tỷ lệ khấu trừ thuế, giảm 50% so với cũ. Theo đó, mức khấu trừ áp dụng đối với các hoạt động giao dịch này sẽ giảm từ tỷ lệ 0,1% như trước đây xuống còn 0,05%.
Bên cạnh đó, từ tháng 8/2011, tạm khấu trừ theo tỷ lệ 0,05% đối với các giao dịch chứng khoán trên các sàn giao dịch, thay thế cho tỷ lệ 0,1% trước đây.
Cũng theo yêu cầu của Bộ Tài chính, từ tháng 8/2011 đến hết tháng 12/2011, bắt đầu miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp hưởng lương và cá nhân kinh doanh có thu nhập tính thuế nằm trong bậc một của biểu thuế lũy tiến từng phần. Việc miễn thuế này được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 7 vừa qua nhằm hỗ trợ cho những người làm công ăn lương trong bối cảnh giá cả tăng cao...
Theo đó, các khoản thu nhập nằm trong diện được miễn thuế, gồm, cá nhân không có người phụ thuộc, thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng mỗi tháng. Cá nhân có 1 người phụ thuộc thu nhập từ trên 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng mỗi tháng và cá nhân có 2 người phụ thuộc thu nhập từ trên 7,2 triệu đồng đến 12,2 triệu đồng mỗi tháng…
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cục thuế phối hợp với các cấp bộ ngành, địa phương, vận động doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhà trọ, hộ, cá nhân chăm sóc, trông giữ trẻ, cung ứng suất ăn ca cho công nhân, người lao động, sinh viên... thực hiện việc giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ, suất ăn ca, trông giữ trẻ em như với mức giá cuối năm 2010, triển khai tổ chức thực hiện giảm 50% mức thuế khoán kể từ ngày 1/8/2011.

Hồng Anh - Vnexpress.net
Đào tạo kế toán Kimi sưu tầm

Kế toán trong doanh nghiệp phần mềm

Câu hỏi 552: Kế toán trong doanh nghiệp phần mềm
Chào các bạn.

Doanh nghiệp tôi là một doanh nghiệp phần mềm được thành lập T02/2009. Sau khi thành lập Công ty có ký được một HĐ viết phần mềm CRM cho một doanh nghiệp địa ốc. Sau khi dự án hoàn thành và chuyển giao phần mềm cho khách hàng sử dụng thì công ty xuất hóa đơn tài chính. Lúc đó kế toán mới ghi nhận doanh thu và toàn bộ chi phí liên quan tới hợp đồng này kế toán đã đưa vào giá vốn của dự án và tính vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2009.
Sang năm 2010 Ban giám đốc Công ty muốn đưa giá trị của phần mềm này trở thành tài sản vô hình của Công ty. Vậy cho tôi hỏi, nếu giờ đưa toàn bộ giá trị của phần mềm CRM này (bằng giá vốn) có được không và sẽ phải hoạch toán như thế nào cho đúng với chuẩn mực kế toán Việt nam ?
Trả lời:

Đoạn 06, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định (TSCĐ) vô hình ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có định nghĩa về TSCĐ vô hình như sau: “Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”
Đoạn 16, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 nêu trên có quy định: “Một tài sản vô hình được được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời:

- Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và

- Bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.”

Đồng thời, đoạn 49, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 nêu trên quy định “Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình”

Như vậy, Đối với trường hợp của Công ty bạn, là 1 doanh nghiệp kinh doanh phần mềm, sản phẩm phần mềm sau khi hoàn thành và bàn giao đã được ghi nhận doanh thu và các chi phí liên quan đã được ghi nhận giá vốn để tính kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ trước thì không thể tiếp tục lại ghi nhận toàn bộ giá trị của phần mềm này vào giá trị tài sản cố định vô hình của Công ty trong kỳ này được. Sản phẩm phần mềm nêu trên đã được bàn giao toàn bộ tài sản và giá trị cho khách hàng của Công ty bạn theo hợp đồng đã ký kết nên về mặt pháp lý thì tài sản vô hình trên không còn do doanh nghiệp bạn nắm giữ và cũng không có cơ sở để xác định giá trị của tài sản để ghi nhận là TSCĐ vô hình theo đúng quy định tại đoạn 16, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 nêu trên.

Theo vacpa.org.vn
Công ty Đào tạo Kế toán Tổng hợp Kimi sưu tầm
Xem thêm khóa học kế toán Tổng hợp tại Kimi.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Những lưu ý khi làm Online Marketing

Những lưu ý khi làm Online Marketing

Cho dù sản phẩm của bạn có tuyệt vời thế nào, doanh thu bán hàng sẽ không thể cao nếu thiếu Marketing.
Để xây dựng một công ty thành công bạn cần một sản phẩm tốt. Nhưng chỉ là điều kiện cần mà thôi. Một ví dụ là bạn đưa ra một dòng sản phẩm tốt, nhưng lại không đúng thị trường, bạn sẽ chắc chắn thất bại. Hay sản phẩm của bạn, bạn tung ra đúng thị trường, bạn vẫn thất bại vì không ai biết đến sự tồn tại của bạn. Hay một ví dụ khác, bạn đang trên đà thành công, sản phẩm của bạn tiêu thụ tốt, nhưng một ngày bạn thức dậy, bạn thấy thị trường đã thay đổi và bạn không thích ứng kịp, vậy là bạn lại thất bại. Vì vậy, bạn cần phải tập trung vào các chiến lược Online Marketing theo từng giai đoạn trong công việc của bạn. Một vài lưu ý khi làm Marketing Online, bạn cần chú ý nhé.
Nên
1. Chọn một thị trường chiến lược thích hợp. Bạn có thể tung ra một sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bạn lại không tiếp cận họ đúng thời điểm. Sản phẩm của bạn thích hợp với một đối tượng nhất định, nhưng bạn lại chú tâm vào một thị trường khác. Như vậy, chẳng phải bạn đã mất đi một lượng tiêu thụ lớn. Do vậy, tốt nhất bạn nên điều tra thị trường và lựa chọn một thị trường thích hợp nhất để hướng đến.
2. Xác định biện pháp tốt nhất để khai thác thị trường tiềm năng. Một khi bạn đã làm nghiên cứu và tung ra sản phẩm tốt hướng tới đúng thị trường thì moi việc dường như dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần tung ra sản phẩm một cách ồn ào nhất, thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất, và thưởng thức mùi vị của sự thành công.
3. Sẵn sàng thay đổi và thích nghi , ngay cả khi công việc kinh doanh của bạn đang tiến triển tốt. Bạn vẫn nên tiếp tục chú ý đến thị trường và có những chiến lược mới.
Không nên
1. Tin tưởng hoàn toàn vào các bài phân tích của các chuyên gia. Hãy tự làm bài tập của mình. Bạn nên hỏi ý kiến khách hàng, họ muốn mua gì, hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ.
2. Tiếp cận khách hàng theo một cách duy nhất. Cố gắng thử nhiều cách để tiếp cần khách hàng và xem cách nào hiệu quả nhất.
3. Ý kiến của bạn luôn luôn đúng. Cho dù bạn đã rất thành công, chiến lược bạn đưa ra lúc nào cũng đem lại kết quả, bạn cũng đừng quá tự kiêu và cho rằng mình là một thiên tài. Thị trường thay đổi nhanh, khó lường hơn bạn tưởng nhiều.
Một chiến lược marketing tốt cần dựa vào điểm mạnh và tránh được điểm yếu. Nhưng quan trọng hơn là phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, dịch vụ điện thoại di động hướng tới tầng lớp sinh viên có khả năng thanh toán thấp thì việc cung cấp dịch vụ hoàn hảo với mức giá cao sẽ không phù hợp. Hoặc nếu nhân viên nhà hàng của bạn không đủ khả năng để phục vụ khách du lịch ở một chất lượng cần thiết, không nên thờ ơ với những khác hàng địa phương bằng cách cố gắng lôi cuốn khách du lịch mà bạn biết là dù thế nào đi nữa họ cũng không thấy thoả mãn. Một chiến dịch thành công sẽ làm tăng nhu cầu cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy đảm bảo là bạn có thể xử lý được tất cả các vấn đề.
Theo Vietnam Online Marketing